Chi tiết cách lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử từ A -> Z - Bkav Corporation - bkav.com
Việc không tuân thủ quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị phạt hành chính, thậm chí truy thu thuế. Để tránh những rủi ro này, doanh nghiệp cần nắm vững quy định về lập và gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cập nhật những quy định mới nhất về Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và hướng dẫn thực hiện một cách chính xác, đầy đủ.
1 Tổng quan về Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
1.1 Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là gì?
1.2 Trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
1.3 Đối tượng phải lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
1.4 Thời hạn nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử?
2 Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (01/TH-HĐĐT)
3 Hướng dẫn điền Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử mẫu 01/TH-HĐĐT
5 Mức phạt nộp chậm Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Tổng quan về Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
1.1. Bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử là gì?
Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là bảng tổng hợp các thông tin về hóa đơn điện tử đã xuất trong một kỳ, được lập theo mẫu quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và gửi đến cơ quan thuế để phục vụ công tác quản lý thuế.
Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử chứa các thông tin cần thiết để xác định số lượng và giá trị của các hoá đơn đã phát hành. Các dữ liệu này bao gồm số hóa đơn, ngày phát hành, thông tin về người mua và người bán, tổng giá trị hoá đơn, thuế suất áp dụng, và các thông tin khác liên quan.
Với sự phát triển của hóa đơn điện tử và nhu cầu ngày càng tăng về sự tiện lợi và minh bạch trong quản lý thuế, Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tuân thủ các quy định thuế và tăng cường tính minh bạch trong quá trình giao dịch kinh doanh.
1.2. Trách nhiệm chuyển dữ liệu hoá đơn điện tử đến cơ quan thuế
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
1.3. Đối tượng phải lập Bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử
Theo Điều 16 Thông tư 68/2019/TT-BTC, phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không.
- Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng là cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ người mua.
- Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu đến người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng là cá nhân không kinh doanh trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
1.4. Thời hạn nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử
Thời hạn nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế được quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
- Nộp cùng với hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng vào ngày cuối của kỳ khai thuế.
- Nếu doanh nghiệp khai và nộp thuế hàng tháng, thời hạn nộp bảng tổng hợp là ngày 20 của tháng sau.
- Nếu doanh nghiệp khai và nộp thuế theo quý, thời hạn nộp bảng tổng hợp là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
- Đối với hóa đơn là xăng dầu, người bán phải tổng hợp dữ liệu hóa đơn theo ngày và nộp cho cơ quan Thuế trong cùng ngày cung cấp hàng hóa.
Lưu ý: Trong trường hợp nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gặp lỗi kỹ thuật được thông báo từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt vì nộp chậm (Khoản 4 Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
2. Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử (01/TH-HĐĐT)
Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử được lập theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hình thức như sau:
>> TẢI VỀ NGAY: Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (mẫu 01/TH-HĐĐT)
3. Hướng dẫn điền bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử mẫu 01/TH-HĐĐT
- Chỉ tiêu [01]: Điền kỳ tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo tháng hoặc quý).
- Chỉ tiêu [02]: Điền trong trường hợp nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử trong kỳ lần đầu.
- Chỉ tiêu [03]: Bổ sung mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn trường hợp dữ liệu tổng hợp thiếu cần bổ sung.
- Chỉ tiêu [04]: Sửa đổi lần thứ [ ] trường hợp mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã gửi có sai sót.
- Chỉ tiêu [05]: Điền tên người bán theo đăng ký kinh doanh.
- Chi tiêu [06]: Điền mã số thuế của người bán.
- Cột Mã số thuế người mua/mã khách hàng: Điền mã số thuế với người mua là tổ chức kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà có mã số thuế, nếu là cá nhân tiêu dùng cuối cùng không có mã số thuế thì để trống; điền mã khách hàng đối với trường hợp bán điện, nước cho khách hàng không có mã số thuế.
Lưu ý: Trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì bỏ trống các chỉ tiêu không có trên hóa đơn.
4. Hướng dẫn gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử trên phần mềm Hoá đơn điện tử Bkav eHoadon
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán có thể lựa chọn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
>> Bkav eHoadon là giải pháp hóa đơn điện tử dễ sử dụng nhất hiện nay, đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế. Giải pháp đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu với Chữ ký số và các giải pháp an ninh của Tập đoàn công nghệ Bkav. Bkav eHoadon được sử dụng hoàn toàn online, không cần cài đặt, chỉ vài phút là có thể xuất hóa đơn. Không những thế, Bkav eHoadon có thể tích hợp với 99% các phần mềm kế toán, phần mềm bán hàng,...
Hiện phần mềm Bkav eHoadon đã cung cấp tính năng lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và gửi đến cơ quan thuế đáp ứng quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Để lập bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử trên phần mềm Bkav eHoadon, Bạn thao tác như sau:
Bước 1. Truy cập và đăng nhập phần mềm Bkav eHoadon tại đường link: https://van.ehoadon.vn/
Bước 2. Tại mục Kết nối với CQT (1) >> Chọn Thông điệp gửi đến CQT (2) >> Bấm Tạo mới bảng tổng hợp (3)
Bước 3. Nhập thông tin Loại bảng tổng hợp, kỳ dữ liệu, lần cập nhật (4) >> Bấm Tổng hợp (5). Phần mềm Bkav eHoadon sẽ tự động tổng hợp dữ liệu hóa đơn bán ra trên phần mềm và đưa vào bảng tổng hợp.
Bước 4. Bấm Ghi lại & Ký gửi CQT (6) để ký và gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử lên cơ quan thuế (Lưu ý: Bạn cần cắm Chữ ký số vào máy tính).
>> XEM NGAY: Video hướng dẫn chi tiết lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Hiện nay, trên hệ thống của Bkav eHoadon có tới hàng tỷ hóa đơn được khởi tạo và hơn 150.000 tập đoàn, doanh nghiệp sử dụng như: Tập đoàn Hoa Sen; Tập đoàn Bitexco; Công ty Bảo hiểm Manulife Việt Nam; Tập đoàn Sơn Hà; Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà; các chuỗi cửa hàng ăn nhanh nổi tiếng như: Jollibee, Pizza Company, ThaiExpress…; Công ty cổ Phần Masscom Việt Nam; Bệnh viện Hồng Ngọc…; các Công ty, cửa hàng xăng dầu lớn như: Công ty Cổ phần xăng dầu HFC, Công ty xăng dầu Houssinco…
>> Quý khách quan tâm phần mềm Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon vui lòng đăng ký tại đây
5. Mức phạt nộp chậm Bảng tổng hợp dữ liệu hoá đơn điện tử
Theo Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, khung xử phạt cho hành vi vi phạm quy định về thời hạn chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:
Hành vi |
Khung xử phạt |
|
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan Thuế quá chậm |
Quá từ 1-5 ngày làm việc |
Phạt từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng |
quá từ 6-10 ngày làm việc |
Phạt từ 5.000.000 - 8.000.0000 đồng |
|
quá từ 11 ngày trở lên |
Phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng |
|
Chuyển không đầy đủ số hóa đơn đã lập trong kỳ |
Phạt từ 5.000.000 - 8.000.000 đồng |
|
Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử tới cơ quan Thuế |
Phạt từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng |
Việc lập và gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là một nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật mà còn đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh.
Quý khách hàng quan tâm về dịch vụ Hóa đơn điện tử Bkav eHoadon, vui lòng đăng ký tại đây
Tư liệu tham khảo:
- Trang chinhphu.vn
- Thư viện pháp luật