FAQ về hóa đơn điện tử theo Thông tư 78
1
Trả lời: Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
2
Trả lời: Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
3
Trả lời: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh muốn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cần đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử và đăng ký theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
4
Trả lời: Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo điện tử qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc gửi thông báo điện tử trực tiếp đến doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
5

Trả lời: Hóa đơn điện tử cần có 10 nội dung cơ bản như sau:

- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn

- Tên liên hóa đơn

- Số hóa đơn

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán,

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

- Các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mua bán bao gồm: Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua,

- Thời điểm lập hóa đơn

- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử

- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

6

Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau:

 Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng

 Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng

 Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công

 Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia

 Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

 Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử.

Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng. Sáu (06) ký tự này được quy định như sau:

-  Ký tự đầu tiên là một (01) chữ cái được quy định là C hoặc K như sau: C thể hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, K thể hiện hóa đơn điện tử không có mã

- Hai ký tự tiếp theo là hai (02) chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch. Ví dụ: Năm lập hóa đơn điện tử là năm 2022 thì thể hiện là số 22; năm lập hóa đơn điện tử là năm 2023 thì thể hiện là số 23

- Một ký tự tiếp theo là một (01) chữ cái được quy định là T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng, cụ thể:

+ Chữ T: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử do các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký sử dụng với cơ quan thuế

+ Chữ D: Áp dụng đối với hóa đơn bán tài sản công và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia hoặc hóa đơn điện tử đặc thù không nhất thiết phải có một số tiêu thức do các doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng;

+ Chữ L: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh

+ Chữ M: Áp dụng đối với hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền

+ Chữ N: Áp dụng đối với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử

+ Chữ B: Áp dụng đối với phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử

+ Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng

+ Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.

- Hai ký tự cuối là chữ viết do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý. Trường hợp người bán sử dụng nhiều mẫu hóa đơn điện tử trong cùng một loại hóa đơn thì sử dụng hai ký tự cuối nêu trên để phân biệt các mẫu hóa đơn khác nhau trong cùng một loại hóa đơn. Trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY

- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết)

FAQ về hệ thống Bkav eHoadon
1
Trả lời: Bkav sẽ bảo lưu số lượng hóa đơn doanh nghiệp chưa sử dụng và hỗ trợ chuyển đổi miễn phí sang Thông tư 78 cho Doanh nghiệp Ví dụ: Doanh nghiệp mua 10000 hóa đơn, đã sử dụng 5000 và còn lại 5000 chưa sử dụng. 5000 số hóa đơn còn lại sẽ được bảo lưu và Doanh nghiệp tiếp tục đăng ký sử dụng theo Thông tư 78. Khi nào dùng hết số hóa đơn thì tiếp tục gia hạn với Bkav.
2
Trả lời: Thao tác ký số hóa đơn không có gì khác giữa hai loại hóa đơn. Đối với hóa đơn có mã sau khi người bán thực hiện ký và gửi hóa đơn lên Cơ quan Thuế để cấp mã. Sau khi cấp mã thành công sẽ gửi cho người mua.
3
Trả lời: Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế có thể lựa chọn đăng ký hoá đơn không có mã cơ quan thuế. Còn lại lựa chọn hoá đơn có mã cơ quan thuế. Bkav cung cấp cả 2 loại HĐ này.
4
Trả lời: Dạ, toàn bộ dữ liệu HĐĐT được truyền về lưu trữ tại Tổng cục Thuế, ngoài việc lưu trữ tại Quý Doanh nghiệp ạ. Các cơ quan có thẩm quyền có thể tra cứu từ Cổng thông tin Tổng cục Thuế về các hóa đơn Doanh nghiệp đã phát hành. Thời gian lưu trữ hóa đơn đảm bảo theo Luật kế toán ạ
5
Trả lời: Anh/chị không phải đăng ký số lượng hoá đơn trước khi sử dụng. Số hoá đơn luôn bắt đầu từ số 1 (khi bắt đầu sử dụng) và chạy tới hết. Vào ngày 01-01 của năm mới, số HĐ sẽ chạy lại từ số 1.